Giống nhau: về mặt giá trị kinh tế là số thuế phải nộp bằng không (thuế giá trị gia tăng đầu ra)
Khác nhau: Không phải kê khai, tính nộp thuế giá trị gia tăng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (theo điểm 1.h, Điều 9 Nghị định 209/2013/NĐ-CP). Trong khi không chịu thuế gtgt thì không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào (theo điểm 1.d, Điều 9 Nghị định 209/2013/NĐ-CP)
Về trường hợp không phải tính kê khai nộp thuế GTGT.
Lưu ý một số điểm như sau:
a/ Về thuế GTGT đối với sản phẩm ghẹ thịt, sản phẩm cá ngừ.
Quy trình sản phẩm ghẹ thịt: ghẹ nguyên liệu đem luộc, gỡ thịt rồi ướp lạnh đem bán.
Quy trình sản phẩm cá ngừ: cá nguyên liệu đem hấp chín (nhiệt độ từ 87 độ C đến 92 độ C thời gian hấp từ 45 phút đến 65 phút), tách lấy thịt rồi đem cấp đông (nhiệt độ < 40 độ C), đóng gói, bảo quản rồi đem xuất bán.
Các sản phẩm ghẹ thịt, sản phẩm cá ngừ được thực hiện theo quy trình nêu trên thì khi doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán các sản phẩm nêu trên cho doanh nghiệp, hợp tác xã ở khâu kinh doanh thương mại thì không phải tính kê khai nộp thuế GTGT.
(Công văn số 339/TCT-CS ngày 25/01/2017 của TCT về thuế GTGT)
b/ Về thuế GTGT đối với hoạt động chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
Hoạt động chuyển nhượng dự án đầu tư để sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT đã hoàn thành một phần đã đi vào hoạt động có doanh thu, chuyển nhượng cho doanh nghiệp hợp tác xã thì thuộc trường hợp không phải tính và kê khai nộp thuế GTGT.
(Công văn số 11858/BTC-CST ngày 06/09/2017 của BTC về chính sách thuế GTGT đối với chuyển nhượng dự án đầu tư và phân bổ số thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu)
c/ Đối với hoạt động kinh doanh đại lý xổ số tự chọn.
Hoạt động đại lý xổ số của Công ty Vietlott do các tổ chức, cá nhân ký hợp đồng hợp tác kinh doanh để triển khai điểm bán vé xổ số tự chọn theo hình thức bán đúng giá và hưởng thù lao từ nguồn hoa hồng đại lý thì số tiền thù lao mà các tổ chức hoặc cá nhân được hưởng không phải khai, nộp thuế GTGT.
(Công văn số 5318/TCT-DNL ngày 17/11/2017 của TCT và thay thế công văn số 4361/TCT-DNL ngày 26/9/2017 của TCT)
Về đối tượng không chịu thuế GTGT.
a/ Thuế GTGT đối với hoạt động vận chuyển hành khách công cộng bằng đường thủy.
Căn cứ khoản 3 Điều 1 Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/07/2016 của Chính phủ sửa đổi khoản 6 điều 3 Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT.
Chỉ có hoạt động vận chuyển hành khách công cộng bằng xe buýt, xe điện (bao gồm cả tàu điện) theo các tuyến trong nội tỉnh, trong đô thị và các lân cận ngoại tỉnh theo quy định của pháp luật về giao thông mới thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. Do đó hoạt động hoạt động vận chuyển hành khách công cộng bằng đường thủy hiện hành phải áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.
(Công văn số 4726/TCT-CS ngày 13/10/2017 của TCT về thuế GTGT.)
b/ Về máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Các loại máy móc thiết bị: Máy ép củi trấu; dây chuyền, thiết bị đồng bộ sản xuất bột cá; máy sàng nông sản dùng trong công nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi (máy sàng rung phân loại viên cám thành phẩm, bao gồm lưới sàng để lọc bụi và cám kích cỡ lớn hơn tiêu chuẩn và bộ rung để lọc thành phẩm) là máy móc thiết bị chuyên dùng sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Vật tư cung cấp và thi công nhà màng không là máy móc thiết bị chuyên dùng sản xuất nông nghiệp nên phải áp dụng thuế suất thuế GTGT 10%.
(Công văn số 3233/BTC-CST ngày 13/03/2017 của BTC về thuế GTGT đối với máy móc thiết bị chuyên dùng phục vụ sản xuất nông nghiệp).
c/ Thuế GTGT đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi là dịch cá.
Trường hợp dịch cá được xác định là sản phẩm thủy sản, hải sản nuôi trồng, đánh bắt chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế thông thường do Công ty A tự sản xuất thì thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Trường hợp Công ty A có hồ sơ đăng ký sản phẩm dịch cá là thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi và Khoản 2, Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì sản phẩm dịch cá thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định tại Điều 3 Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế.
(Công văn số 5285/TCT-CS ngày 16/11/2017 của TCT về thuế GTGT)
d/ Thuế GTGT đối với thiết bị phân tích sữa.
Theo đó, thiết bị phân tích sữa tươi nguyên liệu, nhà sản xuất: FOSS ANALYTICAL, nước sản xuất: Đan Mạch, Model: MilkoScanTM Mars là máy, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Hóa chất, chất tẩy rửa và bộ dụng cụ bảo trì máy (6 tháng thay một lần) không phải là máy, thiết bị chuyên dùng cho sản xuất nông nghiệp nên thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo quy định.
(Công văn số 7095/BTC-CST ngày 30/05/2017 của BTC)
e/ Thuế GTGT đối với máy bóc vỏ hạt sen.
Trường hợp Công ty nhập khẩu máy bóc vỏ hạt sen (sử dụng để bóc lớp vỏ của hạt sen) thì được xác định là máy móc, thiết bị chuyên dùng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT (ý kiến của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn).
(Công văn số 13305/BTC-CST ngày 04/10/2017 của BTC)
Căn cứ pháp lý
Thuế GTGT thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 119/2014/TT-BTC, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015, Thông tư số 193/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015, Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/08/2016, Thông tư số 173/2016/TT-BTC ngày 28/10/2016 và Thông tư số 93/2017/TT-BTC ngày 19/9/2017 của Bộ Tài chính về thuế GTGT. Khi thực hiện quyết toán thuế năm 2017 cần lưu ý một số nội dung sau: