Liên hệ với chúng tôi để giải đáp thắc mắc của bạn

Khám phá kiến thức mới cùng Minh Đức Tax

Chữ ký điện tử – Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Chữ ký điện tử là gì? Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý như chữ ký thực không? Cùng tìm hiểu dưới đây!!

1. Chữ ký điện tử là gì?

Theo Điều 21 Luật Giao dịch điện tử 2005, chữ ký điện tử được tạo lập dưới dạng từ, chữ, số, ký hiệu, âm thanh hoặc các hình thức khác bằng phương tiện điện tử, gắn liền hoặc kết hợp một cách lô gíc với thông điệp dữ liệu, có khả năng xác nhận người ký thông điệp dữ liệu và xác nhận sự chấp thuận của người đó đối với nội dung thông điệp dữ liệu được ký.

Chữ ký điện tử đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2005 thì chữ ký điện tử đó được xem là an toàn

Chữ ký điện tử có thể được chứng thực bởi một tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.

2. Nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử

Khi sử dụng chữ ký điện tử, các bên tham gia giao dịch điện tử phải đáp ứng các nguyên tắc quy định tại Điều 23 Luật Giao dịch điện tử 2005, cụ thể:

  • Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, các bên tham gia giao dịch điện tử có quyền thỏa thuận:

+ Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử để ký thông điệp dữ liệu trong quá trình giao dịch;

+ Sử dụng hoặc không sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực;

+ Lựa chọn tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp thỏa thuận sử dụng chữ ký điện tử có chứng thực.

  • Chữ ký điện tử của cơ quan nhà nước phải được chứng thực bởi tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

3. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử

Căn cứ Điều 24 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần có chữ ký thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu chữ ký điện tử được sử dụng để ký thông điệp dữ liệu đó đáp ứng các điều kiện sau đây:

  • Phương pháp tạo chữ ký điện tử cho phép xác minh được người ký và chứng tỏ được sự chấp thuận của người ký đối với nội dung thông điệp dữ liệu;
  • Phương pháp đó là đủ tin cậy và phù hợp với mục đích mà theo đó thông điệp dữ liệu được tạo ra và gửi đi.

Trong trường hợp pháp luật quy định văn bản cần được đóng dấu của cơ quan, tổ chức thì yêu cầu đó đối với một thông điệp dữ liệu được xem là đáp ứng nếu thông điệp dữ liệu đó được ký bởi chữ ký điện tử của cơ quan, tổ chức đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2005 và chữ ký điện tử đó có chứng thực.

4. Nghĩa vụ của các bên khi sử dụng chữ ký điện tử

Căn cứ Điều 25, 26 Luật Giao dịch điện tử 2005:

Nghĩa vụ của người ký chữ ký điện tử:

  • Người ký chữ ký điện tử hoặc người đại diện hợp pháp của người đó là người kiểm soát hệ chương trình ký điện tử và sử dụng thiết bị đó để xác nhận ý chí của mình đối với thông điệp dữ liệu được ký.
  • Người ký chữ ký điện tử có các nghĩa vụ sau đây:

+ Có các biện pháp để tránh việc sử dụng không hợp pháp dữ liệu tạo chữ ký điện tử của mình;

+ Khi phát hiện chữ ký điện tử có thể không còn thuộc sự kiểm soát của mình, phải kịp thời sử dụng các phương tiện thích hợp để thông báo cho các bên chấp nhận chữ ký điện tử và cho tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp chữ ký điện tử đó có chứng thực;

+ Áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo đảm tính chính xác và toàn vẹn của mọi thông tin trong chứng thư điện tử trong trường hợp chứng thư điện tử được dùng để chứng thực chữ ký điện tử.

  • Người ký chữ ký điện tử phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không tuân thủ quy định nêu trên.

Nghĩa vụ của bên chấp nhận chữ ký điện tử:

  • Bên chấp nhận chữ ký điện tử là bên đã thực hiện những nội dung trong thông điệp dữ liệu nhận được trên cơ sở tin vào chữ ký điện tử, chứng thư điện tử của bên gửi.
  • Bên chấp nhận chữ ký điện tử có các nghĩa vụ sau đây:

+ Tiến hành các biện pháp cần thiết để kiểm chứng mức độ tin cậy của một chữ ký điện tử trước khi chấp nhận chữ ký điện tử đó;

+ Tiến hành các biện pháp cần thiết để xác minh giá trị pháp lý của chứng thư điện tử và các hạn chế liên quan tới chứng thư điện tử trong trường hợp sử dụng chứng thư điện tử để chứng thực chữ ký điện tử.

  • Bên chấp nhận chữ ký điện tử phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hậu quả do không tuân thủ quy định tại mục này.

Trên đây là toàn bộ nội dung cho câu hỏi “Chữ ký điện tử là gì? Chữ ký điện tử có giá trị pháp lý như chữ ký thực không?” mà khách hàng cần biết. Chúng tôi mong rằng với những chia sẻ trong bài viết trên đây có thể mang lại những thông tin hữu ích nhất.

Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Hotline: 0978.676.791

Zalo: https://zalo.me/3178601440046172508

Tin mới nhất

nh Bìa
nh Bìa
nh Bìa
nh Bìa
nh Bìa

Theo dõi chúng tôi

Đăng ký tư vấn

Tin tức và sự kiện

Tin tức liên quan

Scroll to Top